CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG THỊNH
Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Phong Khê - Thành Phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh
Điên thoại: 098.358.66 99 - 01656.287.646 - Fax: 02413 853 799
Email: Cuongthinhpk@gmail.com - Website: http://duplexnhapkhaucuongthinh.com

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Duplex nhập khẩu

Duplex nhập khẩu chất lượng.
Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, nên công ty chúng tôi liên tục nhập về các loại giấy nhập khẩu chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
Hiện nay chúng tôi mới nhập về các dòng sản phẩm giấy là: Giấy Duplex nhập khẩu, giấy kraft nhập khẩu, giấy Cuse nhập khẩu, giấy Poluyar nhập khẩu, giấy Daio xi măng, giấy tisue....; tất cả các loại giấy được nhập từ nhiều nước khác nhau như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, In DO, Úc,....;
Chất lượng giấy ngày càng tốt và đẹp đảm bảo Quý khách hàng không cần quan tâm lo lắng về chất lượng sản phẩm, sản phẩm của khách hàng khi sử dụng giấy của chúng tôi vừa rẻ, lại chất lượng và đẹp mắt nên luôn được đánh giá cao và đảm bảo thu hút được thêm rất nhiều khách hàng mới cũng như làm ăn lâu dài với khách hàng cũ. Để tạo lòng tin và khẳng định vê chất lượng chúng tôi khuyến khích khách hàng đến trực tiếp công ty để kiểm nghiệm thực tế sản phẩm.
Mọi thắc mắc về giấy vui lòng liên hệ đến số máy:
 Hotline: 098 358 66 99( Mr Cường)

22

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Các loại giấy thường được sử dụng trong in ấn

Giấy Couche, Briton và Fort là 3 loại giấy thường được sử dụng nhất trong in ấn. Ngoài ra cũng có những loại giấy thông dụng khác nhưng ít được sử dụng hơn. Bên dưới là danh sách các loại giấy bạn thường gặp

Giấy Ford: Là loại giấy thông dụng hiện nay, phổ biến nhất là giấy A4 trong các tiệm photo. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head(giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh …
Giấy Bristol: Có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, bám mực tốt vừa phải, do vậy in offset sẽ đẹp, giấy Bristol thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời,...
Giấy Ivory: bề mặt hơi bóng và mịn, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, mặt không láng thường nằm ở mặt trong sản phẩm - mặt trong vỏ hộp. (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).
Giấy Couche: Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …
Ngoài ra, còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
Giấy Duplex: Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn.
Giấy Crystal: có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng , mặt còn lại nhám, thường được sử dụng trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…
Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …
1. Giấy nhăn (Crumpled paper)
Đây là loại giấy phổ biến, dùng nhiều nhất trong hội .Giấy này mục đích sử dụng chính của nó khi về VN là để gói hoa, gói quà... Nhưng bất cứ gì là giấy ta đều có thể gấp, Người nhập giấy về nên tự hào vì chúng ta đã cho nó có giá trị sử dụng mới.
 2. Giấy nhăn nhũ (Pearl crumpled paper)
Loại này giống giấy nhăn ở trên, nhưng được phủ thêm 1 lớp nhũ bóng, giấy vì thế cũng cứng hơn. Có 2 loại nhũ là nhũ vàng và nhũ bạc.
3. Giấy xi măng (giấy gói hàng)
Loại này độ dày tương đối, chỉ có 1 màu nâu nhạt.
 4. Giấy dầu
Giấy này rất mỏng, trong, bóng,... Không rõ nó để làm gì là chính. Có nhiều màu sắc.
5. Giấy can (tracing paper)
Giấy này bên Mỹ thuật, in ấn dùng để can lại các bản vẽ(?) . Tương đối giống giấy dầu, nhưng dày hơn chút, cũng có nhiều độ dày khác nhau
 6. Giấy thủ công
Giấy này ở VN có nhiều loại, nhưng chất giấy tốt nhất là của công ty văn phòng phẩm Hồng Hà sản xuất. Nhược điểm giấy Hồng Hà là có kẻ ô, rồi in nhãn hiệu kín mặt sau của giấy.
 7. Giấy dùng vẽ màu nước
Giấy này dày, dùng để gấp ướt, có thể tìm thấy ở các cửa hàng Mỹ Thuật. Có nhiều loại giấy này với nhiều chất giấy khác nhau.
8. Giấy Canson
Giấy này của Pháp, cũng là giấy vẽ của bên Mỹ Thuật. Là loại giấy để gấp ướt tốt, giữ hình dạng rất tốt.
Chú ý: với giấy Canson còn có 1 loại là giấy can, để dùng trong in ấn, chứ không phải để vẽ màu nước. Loại giấy can này có nhiều độ dày và có thể có màu sắc.
10. Giấy Murano
Giấy này gấp ướt cũng tốt, không thua kém gì Canson . Giấy có thể có nhiều độ dày.
Mỗi loại giấy đều có nhiều độ dày mỏng khác nhau gọi là định lượng, đơn vị tính độ dày của giấy phổ biến trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam là GSM. 
Tìm hiểu về định lượng giấy - GSM
22

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Vợ người ta Remix - Nonstop 2015 - Top Dj Sexy nhất Việt Nam - Vợ người ...


Vợ người ta Remix - Nonstop 2015 - Top Dj Sexy nhất Việt Nam - Vợ người ta mix by Dj Tít

Giấy Kraft bao Xi Măng

Công ty Cường Thịnh vừa nhập khẩu dòng giấy Xi Măng mới chất lượng giấy cực mềm, chất giấy đẹp say lòng người, lượng hàng ổn định đều, giấy nhập của Nhật Bản.
Định lượng của giấy là 70 à 75gsm
Giới thiệu sơ qua về giấy:
-         Chất giấy rất đẹp.
-         Độ dai cao
-         Độ bục cao
-         Bề mặt mịn
-         Mầu vàng sáng
Giá bán cực sốc, bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số máy này để xin tư vấn cũng như báo giá cho sản phẩm giấy bạn muốn tìm hiểu: DT- 01656 287 646(Ms ngọc)

Chúc các bạn thành công!
22

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Canh đậu hũ non bông Hẹ giải nhiệt mùa hè

Canh đậu hũ non bông Hẹ giải nhiệt mùa hè

Nguyên liệu:
- 150g bông hẹ
- 1 bìa đậu hũ non
 - 100g thịt nạc vai
- 1 củ hành khô, bột nêm, nước mắm, dầu ăn
Tham khảo cách làm cách nấu canh đậu hũ non bông hẹ!
Thực hiện:
Bước 1: Bông hẹ cắt xíu đoạn gốc già, rửa sạch, xắt khúc cỡ 3-3,5cm. 
Bước 2: Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Thịt nạc vai rửa sạch xay hoặc bằm nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ.  
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 1/2 thìa dầu ăn, cho hành củ vào phi thơm. Hành thơm cho thịt vào nồi cùng chút gia vị xào chín. 
Bước 4: Sau đó cho nước vào nồi cùng thìa bột nêm đun sôi. Khi nước sôi cho đậu hũ vào đun khoảng 1 phút rồi cho bông hẹ đã sắt khúc vào đun sôi trở lại. Khi nước sôi, tắt bếp và thêm một xíu nước mắm cho thơm, nêm nếm vừa ăn, múc canh ra bát là được.
Canh đậu hũ non bông hẹ thơm ngon mát bổ cho bữa cơm gia đình bạn.
22

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. "Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế.
Siêu pháo đài bay B52
Những ngày giữa tháng chạp năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ Kit xinh Giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam.
Ngày 17 - 12,Ních xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Lainơbêchcơ II.
Về phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B 52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.
10g 30 phút, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị toàn quân chủng, đặc biệt là hai khu vực Hà Nội - Hải Phòng: "Tình hình rất khẩn trương, các đơn vị cần thực sự chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, có kế hoạch tiếp tế đạn cho tên lửa, bảo đảm vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu với hệ số kỹ thuật cao nhất; thông tin liên lạc phải thường xuyên thông suốt; tổ chức báo động kiểm tra các đơn vị".
Toàn Quân chủng Phòng không - Không quân cũng quân và dân miền Bắc đã làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B- 52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.
Ngày 18 - 12 - 1972:
10 giờ 15 phút, một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra đa phát hiện báo cáo về Tổng trạm radda và sở chỉ huy Quân chủ́ng Phòng Không.
16 giờ 30 phút Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô: Sẽ có đợt hoạt động lớn của máy bay chiến lược B - 52 ra miền Bắc.
19 giờ 10 phút, các đài ra đa cảnh giới của của binh chủng rađa báo cáo về sở chỉ huy trung tâm: "B- 52 đang bay vào hướng Hà Nội".
19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F 111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở chỉ huy trung tâm: Máy bay F 111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố. Lập tức, còi báo động từ Nhà hát Lớn, Quảng trường Ba Đình, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi nội và ngoại thành nổi lên khẩn cấp.
Từ - 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút, nhiều tốp máy bay B- 52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không".
20 giờ 18 phút, tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn từ cự ly thích hợp hạ ngay 1 máy bay B- 52 ( máy bay rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B- 52- G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội.
20 giờ 16 phút, tiểu đoàn tên lửa 52, trung đoàn 267, sư đoàn phòng không 365 từ một trận địa ở Nghệ An bắn bị thương nặng 1 máy bay B- 52 khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội về, buộc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng.
Đêm 18 - 12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B- 52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B- 52 có 8 lần chiếc F 111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.
Một góc phố Khâm Thiên bị máy bay B52 huỷ diệt
Ngày và đêm 19 - 12 - 1972:
4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19 - 12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4.
Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thật xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B- 52 D.
Sáng 19 - 12, Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B- 52.
Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội rađa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch.
Đêm 18 rạng ngày 19 - 12, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B- 52 của giặc Mỹ ném bom, động viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.
19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20 - 12, máy bay B- 52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B- 52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành
Sau 2 đêm đầu chiến đấu tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thụ quá mức. Trận địa pháo 10mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít.
 
Ngày 20 - 12 - 1972:
11giờ 45 phút, Bộ Tổng tư lệnh điện cho các đơn vị: "Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B- 52 và máy bay cường kích vào thủ đô Hà Nội".
19 giờ ngày 20 đèn sáng 21 - 12, địch huy động 78 lần chiếc B- 52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Bộ đội rađa phát hiện nhanh, xã, đúng, đủ, kịp thời, mắc cho các loại máy bay địch phát nhiễu dày đặc.
Khi B- 52 địch cách Hà Nội 80 km, trực ban trưởng Sở chỉ huy phòng không đóng cầu dao, nổi còi báo động toàn thành phố sẵn sàng chiến đấu.
20 giờ 05 phút đến 20 giờ 7 phút, trận đánh xuất sắc trong 2 phút từ cự ly 22 km với 2 quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy 1 máy bay B- 52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10 km.
20 giờ 34 phút, bằng cách đánh "mới", tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B- 52 thứ 2 ở ngoại thành.
20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút, 3 tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hoả lực bắn rơi tại chỗ chiếc B- 52 thứ 3.
Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57 mm, 14,5 mm, 12, 7 mm bằng nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn the tiếng động... bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.
Đêm 20 rạng ngày 21 - 12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B- 52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút các tiểu đoàn (57, 77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B - 52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 11 phút) bắn rơi 2 máy bay B - 52 (1 chiếc rơi tại chỗ).
Cùng ngày, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói: ’’Cả nước đang hướng về. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội.’’
Ngày 21 - 12 - 1972:
Từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 24 phút, địch cho 2 lần chiếc máy bay trinh sát Hà Nội và đường số 1 Bắc, nhằm thăm dò lực lượng của ta và chuẩn bị cho đợt tập kích tiếp theo.
21 giờ 37 phút đêm, rạng sáng 22, địch huy động 24 lần chiếc máy bay B - 52 và 36 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần chiếc F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An).
Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước quân và dân ta đã bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105...
Bên xác máy bay địch
Ngày 22 - 12 - 1972:
2 giờ 38 phút sáng 22 - 12, bộ đội rađa đã phát hiện chính xác các tốp B - 52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B- 52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.
3 giờ 42 phút, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở Thanh Miện- Hải Hưng.
3 giờ 46 phút, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B- 52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.
Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban đêm, 24 lần chiếc B- 52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9F - 111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu... Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 1 F4.
21, 22 - 12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.
Ngày 23 - 12 - 1972:
Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức ( Hà Tây ). Ban đêm 33 chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ ( Lạng Sơn ) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An ( Hải Phòng ).
Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B- 52, 1 F4, 1 A7.
Ngày 24 - 12 - 1972:
Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).
Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B- 52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay - trong đó có 1 B- 52, 2 F4, 2 A7.
Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, 24 giờ ngày 24 - 12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.
Ngày 25 - 12 - 1972:
Từ 0 giờ ngày 25 - 12 - 1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noen.
Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu gai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới.
Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội rađa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B- 52, 5 F111. Trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B - 52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không đại phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F 111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B- 52.
15 giờ 25 phút ngày 25 - 12, Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân từ 19 giờ ngày 25 - 12 - 1972, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%.
Ngày 26 - 12 - 1972:
13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.
-Từ 22 giờ 05 phút ngày 26 - 12, địch sử dụng 105 lần chiếc B- 52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái NGuyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B- 52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B- 52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B- 52 đánh Hải Phòng).
22 giờ 40 phút , máy bay B- 52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề gây khó khăn nhiều nhất cho nhân dân ta.
Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B- 52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B- 52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).
Trận chiến đấu đêm 26 - 12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B- 52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B- 52 nhất trong 9 ngày qua.
Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng. Lầu Năm góc và bọn giặc lái Mỹ.
Ngày 27 - 12 - 1972:
Sáng ngày 27 - 12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8 - 3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã phát huy hoả lực, đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ.
Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27 - 12, địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B- 52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B- 52 địch dùng 17 lần chiếc F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.
22 giờ 20 phút ngày 27 - 12, Bộ Tư lệnh Không quân cho đồng chí Phạm Tuân lái máy bay MIG- 21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và rađa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B- 52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu- Sơn La anh tiép cận được mục tiêu, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B- 52 thứ 2. đây là chiếc B- 52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không".
Ngay trong đêm 27 - 12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B- 52 của Mỹ.
23 giờ ngày 27 - 12, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B- 52. Bằng 32 quả đạn, các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay B- 52 trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ.
23 giờ 02 phút ngày 27 - 12, hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B- 52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B- 52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B- 52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Trong đó tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B- 52 lúc 23 giờ 04 phút và 24 giờ 06 phút ngày 27 - 12.
Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B- 52 (2 B- 52 rơi tại chỗ), 5 F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH- 53 đến cứu giặc lái.
Ngày 28 - 12 - 1972:
Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28 tháng 12, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không - Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Không quân ta cất cánh đánh một trận xuất sắc bắn rơi 1 máy bay RA- 5C.
Cùng ngày Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Níchxơn đã phải chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari. Chính phủ ta chấp nhận.
Tối 28 - 12, Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả đạn tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra chi viện nhanh chóng cho mặt trận Hà Nội.
Từ 20 giờ đến 22 giờ, địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc máy bay chiến lược B- 52 đánh phá khu vực Đông Anh, đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm.
21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc máy bay MIG 21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thuỷ, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và rađa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B- 52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B- 52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh.
Trận đánh ngày và đêm 28 - 12, quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Trong đó có 2 B- 52, 1 RA- 5C.
Ngày 29 - 12 - 1972:
Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.
23 giờ 16 phút, địch huy động 60 lần chiếc B- 52 đánh vào 3 khu vực: 30 B- 52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B- 52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 B- 52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).
Ngoài ra 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hoà Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (VĨnh Phú), , Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.
Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B- 52, 1 máy bay F4. đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.
Bắt sống giặc lái
Ngày 30-12-1972:
7 giờ sáng ngày 30 - 12, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.
Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B- 52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.
Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu, quân binh chủng của bộ đội ta đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội Phòng không - Không quân.

22

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Mẹ anh luôn tìm cơ hội để mỉa mai việc em xuất thân từ nhà quê, bố mẹ ly hôn, gia đình không có quan hệ rộng.

·         Em là gái ở tỉnh lên Hà Nội học cao đẳng. Gia đình em hoàn cảnh kinh tế bình thường, bố mẹ ly hôn từ lúc em còn nhỏ. Mẹ em bán hàng tạp hóa ngoài chợ nuôi hai chị em ăn học. Bản thân em cũng không có gì nổi bật bởi vậy khi anh theo đuổi, tán tỉnh em đã năm lần bảy lượt từ chối.
Em từ chối không phải là "làm cao" hay không có tình cảm gì với anh. Trái lại ngay từ lần đầu gặp anh tại một lần đi uống cà phê chung với bạn em đã ấn tượng trước một con người vô tư, hoạt bát và rất thân thiện.
Qua bạn bè em được biết, anh là trai Hà Nội học hành khá ổn và gia đình anh thuộc hàng khá giả. Ba mẹ anh kinh doanh nhà hàng ăn uống, ngoài 3 nhà hàng ở các con phố lớn, nhà anh còn có công ty cung cấp thực phẩm cũng rất nổi tiếng. Dòng họ anh cũng nhiều người thành đạt, có chức vị lớn. Anh và em khác nhau một trời một vực. Nhưng rồi tình cảm không thắng nổi lý trí. Sau nửa năm theo đuổi em gật đầu khi anh ngỏ lời không biết lần thứ bao nhiêu.
Ảnh minh họa
Dù yêu anh nhưng trong lòng em lúc nào cũng có mặc cảm mình đang "leo cao". Em thường tự hỏi, anh có thể yêu em nhưng gia đình anh liệu có chấp nhận? Những lo lắng của em quả không sai. Ngày em gặp họ em đã được biết đến cảnh: "Ăn cơm nhà giàu không dễ nuốt".
Hôm đó gia đình anh có chuyện vui khi cô em gái đi du học ở Mỹ về thăm nhà. Bố mẹ anh làm mấy mâm cơm mời họ hàng, người thân đến liên hoan. Anh thuyết phục rất nhiều nên em mới dám đến.
Cả tối hôm trước em đã phải suy nghĩ mua gì làm quà? Ăn mặc thế nào cho lịch sự, phù hợp? Nói gì cho dễ nghe? Nhưng mọi tính toán, lo lắng của em cũng bằng thừa khi mẹ anh ngay từ đầu đã không ưa em.
Biết người Hà Nội rất thích ăn rau sạch. Em mang biếu nhà anh một ít rau cùng quả sạch trong vườn ở quê em nhưng vừa nghe em giới thiệu chưa dứt câu mẹ anh đã thủng thẳng đáp: "Ai chả biết ở quê giờ nhà nào cũng có 2 mảnh ruộng. Phần để nhà ăn thì giữ sạch sẽ phần đem bán, đem cho thì phun thuốc vô tội vạ. Ăn ở thất đức đến thế là cùng".
Nghe mẹ anh nói em bần thần cả người. Anh thì vội vã đỡ lời: "Mẹ cái gì cũng sạch sẽ thái quá, nhìn đâu cũng nghi ngờ được".
Nhưng đây chưa phải là tất cả. Lúc họ hàng anh chưa đến em có xuống bếp phụ bác nấu cơm. Bác nói luôn: "Nhà này có giúp việc không phải vất vả như người ở quê". Dù mẹ anh có nói thế em vẫn thoăn thoắt lấy mớ rau ra nhặt. Thấy em làm bác cũng ngồi xuống nhưng mục đích là để "phỏng vấn" em. Không ngần ngại mẹ anh hỏi luôn một tràng học trường nào? bố mẹ làm gì?
Mẹ anh hỏi rất kỹ. Ví dụ về nhà cửa thì bác hỏi luôn: "Nhà cháu có ở mặt đường không hay trong ngõ?". Em trả lời: "Nhà cháu ở mặt đường ạ". Thì bác lại bảo: "À mà ở quê thì mặt đường với trả trong ngõ thì khác gì nhau".
Về chuyện học hành của em (em học ngành điều dưỡng) mẹ anh hỏi luôn: "Học lực thế nào? Ra trường đã có chỗ sẵn chưa?". Em nói thật là em học chỉ mức khá và gia đình không có ai làm trong ngành y. Nói đến đây giọng mẹ anh có vẻ chán nản: "Ôi giời, học chỉ mức khá lại không quen biết, quan hệ thì ra trường thất nghiệp dài dài. Thằng T. (người yêu em) học ĐH y chính quy mà phải có bác làm PGĐ Bệnh viện A (em xin giấu tên) thì nhà tôi mới yên tâm đây này".
Ảnh minh họa
Đến lúc hỏi về bố mẹ em, bác gái cứ nhất quyết hỏi bằng được tại sao nhà em mỗi người một nơi. Biết trước sau gì cũng không giấu được nên em cũng thành thật trả lời chuyện bố mẹ em đã ly hôn từ lâu. Nghe xong câu này mặt bác sa sầm lại. Mẹ anh bỏ em lại với mớ rau đi thẳng lên nhà.
Em buồn vô cùng, chỉ muốn đứng lên chào rồi chạy ra khỏi nhà anh nhưng lý trí bảo em phải cố gắng bình tĩnh. Lát sau khi em ở dưới bếp thì họ hàng anh đến. Nhìn thấy bóng em thấp thoáng mấy cô của anh đã thì thầm hỏi.
Em không biết mẹ anh nói chuyện với họ hàng to tiếng như vậy là do vô tình hay cố ý để em nghe thấy, nhưng từng câu từng chữ không khác gì dao cứa vào lòng người. Mẹ anh bảo: "Nghe học y tưởng là học ngành gì có giá ai ngờ học nghề ôsin trong bệnh viện các cô ạ. Nghề đấy chỉ có đổ bô, thay đồ, lau rửa...cho người ta chứ đời nào đụng được đến cái dao, cái kéo. Thằng T. nhà này đúng là học lắm ngu người. Trai Hà Nội, nhà cao cửa rộng mà không biết chọn con bé nào gần nhà, có nghề ổn định lại đâm đầu về quê yêu đương vớ vẩn...".
Mẹ anh còn nói nhiều em nghe mà lặng cả người. Sau đó đến bữa cơm, dọn dẹp bát đĩa, hát hò tại gia...bất cứ lúc nào bác cũng có cơ hội để trì chiết chuyện nhà quê, không có quan hệ, bố mẹ ly hôn của em. Người yêu em thì vô tư ăn xong uống say rồi lên tầng nằm ngủ. Em đã chịu đựng để giữ hòa khí nhưng khi ra khỏi ngôi nhà đó em chỉ muốn buông xuôi.

Em không trách anh bất cứ điều gì, em cũng không có quyền gì trách mẹ anh bởi nuôi được người con ưu tú như anh mẹ anh có quyền được chọn cô con dâu danh giá tương xứng. Nhưng em sợ tình yêu em không đủ lớn để có thể hằng ngày sống cùng sự khinh khỉnh, miệt thị của người mà sau này em phải gọi bằng một từ rất thiêng liêng là "mẹ".